[MS] Tết Trung Thu – Món quà của sự đoàn viên

Tết trung thu
Một mùa Trung thu nữa lại đến, không biết năm nay các bạn hiện đang công tác xa nhà hay đang ở nhà cùng gia đình đón Tết trung thu nhỉ? Khi nói về Tết trung thu thì trong suy nghĩ của mỗi chúng ta sẽ lập tức hiện lên những hình ảnh về những chiếc lồng đèn hay những chiếc bánh thơm ngon và đâu đó sẽ có những hình ảnh của tuổi thơ hiện về.
Trung thu

Các bạn biết không, đây được xem là một trong những Lễ Tết thứ ba của Việt Nam hay nói cách khác là Tết đoàn viên, Tết của sự sum họp. Đây là dịp để mọi người trong gia đình sum vầy bên nhau cùng thưởng thức chiếc Bánh trung thu nhỏ xinh trong ngày Rằm tháng Tám này. Tuy nhiên không phải ai cũng biết rõ hết nguồn gốc và ý nghĩa của những chiếc bánh này. Bài viết này sẽ dành cho bạn, hãy cùng mình theo dõi ”Tết Trung Thu – Món quà của sự đoàn viên”.

I. CÂU CHUYỆN TẾT TRUNG THU

Thực chất, đằng sau ý nghĩa của tên gọi Tết Trung thu là vào giữa mùa thu tức là vào Rằm (ngày 15) tháng Tám âm lịch hằng năm. Ở Việt Nam không biết Tết Trung thu đã có tự bao giờ, không có những ghi chép hay tài liệu nào nói rõ về gốc tích của ngày Lễ Tết Trung thu cả. Nhưng người đời đã truyền tai nhau những thần thoại câu chuyện rất xưa mang đậm tính nguồn gốc của Tết Trung thu:

long den trung thu
''Theo tích xưa, Tết Trung thu bắt đầu từ đời nhà Ðường, thời vua Duệ Tôn, niên hiệu Văn Minh. Năm ấy vào đêm khuya rằm tháng tám, gió mát, trăng tròn thật đẹp, trong khi ngự chơi ngoài thành, nhà vua gặp một vị tiên giáng thế trong lốt một ông lão đầu bạc phơ như tuyết. Vị tiên hóa phép tạo một chiếc cầu vồng, một đầu giáp cung trăng, một đầu chám mặt đất, và nhà vua trèo lên cầu vồng đi đến cung trăng và dạo chơi nơi cung Quảng. Trở về trần thế, vua luyến tiếc cảnh cung trăng đầy thơ mộng, nhà vua đặt ra Tết Trung thu''
''Tương truyền rằng, cuối thời Nguyên của Trung Quốc có hai vị lãnh tụ của phong trào nông dân khởi nghĩa là Chu Nguyên Chương và Lưu Bá Ôn. Hai vị này đã tổ chức nhân dân vùng lên chống lại bè lũ thống trị tàn bạo. Để có thể truyền đạt tin tức và mệnh lệnh một cách bí mật, người ta đã làm những chiếc bánh hình tròn, trong những chiếc bánh này đều có nhét thêm một tờ giấy ước định thời gian khởi nghĩa là lúc trăng sáng nhất trong đêm rằm tháng 8 âm lịch. Sau đó những chiếc bánh này được người ta truyền đi cho nhau và trở thành một phương tiện liên lạc vừa an toàn lại vừa hiệu quả. Cũng từ chiếc bánh mà tin tức hô hào khởi nghĩa đã được truyền đi khắp nơi. Về sau người Trung Quốc lấy việc làm bánh Trung thu vào ngày Rằm tháng 8 để kỷ niệm sự kiện ấy''
banh trung thu

Ngày Tết Trung thu sau đó du nhập vào Việt Nam. Trong ngày Tết Trung thu người ta bày cỗ với bánh trái hình mặt trăng, treo đèn kết hoa, nhảy múa ca hát, múa lân rất tưng bừng. Nhiều nơi có những cuộc thi cỗ, thi làm bánh của các bà các cô. Trẻ em có những cuộc rước đèn và nhiều nơi có mở cuộc thi đèn. Giờ vào dịp Trung thu, các địa điểm dân phố hoặc TTTM lớn đều có tổ chức trang trí và các hoạt động riêng cho trẻ em lại là nơi được nhiều vị phụ huynh lựa chọn đưa các bé đến cùng vui chơi, chụp ảnh.

Và từ lâu, Tết Trung Thu ở Việt Nam đã biến thành ngày Tết Nhi đồng. Trẻ em được ăn bánh ngọt và vui chơi trong đêm với nhiều loại lồng đèn hình dáng, màu sắc khác nhau. Bên cạnh đó vào ngày này thì mọi thành viên có mặt trong gia đình từ trờ về thăm người thân và trao nhau những chiếc bánh ngon và những lời chúc tốt đẹp nhất đến với những người thân thương của họ. Còn với các bé nhỏ thì đây là dịp để các bé vui chơi với bạn bè cùng nhau ăn bánh và chơi những chiếc đèn lồng kiểu dáng đa dạng nhiều màu sắc.

II. Ý NGHĨA TẾT TRUNG THU – MÓN QUÀ CỦA SỰ ĐOÀN VIÊN

tet trung thu

– Từ hình ảnh tròn của vầng trăng, con người thuở xưa đã ký thác tư tưởng của mình thành một biểu tượng: đó là chiếc bánh tròn mà người ta gọi nó là Nguyệt Bính hay Bánh Vầng Trăng.

– Trải qua hàng ngàn năm, con người luôn cho rằng giữa cuộc đời và vầng trăng luôn có mối liên hệ. Trăng tròn và Trăng khuyết, niềm vui nỗi buồn, sự đoàn tụ, sum họp hay chia tay. Cũng từ đó trăng tròn là biểu tượng của sum họp và Tết Trung thu cũng được gọi là Tết đoàn viên.

– Khi đêm xuống, mặt đất ngập tràn ánh trăng vàng, xóm làng cùng nhau tụ họp uống nước chè xanh, ăn bánh, ngắm trăng và bày hoa quả, bánh kẹo cho trẻ em vui chơi, rước đèn, múa Lân, phá cỗ…

Trung thu doan vien

– Ngoài ý nghĩa vui chơi cho trẻ em và người lớn, Tết Trung thu còn là dịp để người ta ngắm trăng nói với nhau nghe về mùa màng. Nếu trăng thu màu vàng thì năm đó sẽ trúng mùa tằm tơ, nếu trăng thu màu xanh hay lục thì năm đó sẽ có thiên tai, và nếu trăng thu màu cam trong sáng thì đất nước sẽ thịnh trị.

– Vào ngày Rằm tháng 8, người ta thường tặng nhau những chiếc Bánh Trung thu với ý nghĩa chúc cho mọi điều trong cuộc sống được tròn đầy, viên mãn, chính bởi điều này mà chiếc bánh là món ăn, món quà có giá trị tinh thần không thể thiếu trong ngày Tết Trung thu thay cho lời cảm ơn.

– Dù đi đâu về đâu, nhưng đến Tết Trung thu, mọi người thường háo hức, cố gắng sắp xếp công việc để có thể về đoàn tụ cùng gia đình, trao cho nhau những hộp bánh ngọt ngào, mang đậm hương vị quê hương và ý nghĩa của cuộc sống.

HÃY LUÔN NÓI LỜI YÊU THƯƠNG KHI CÒN CÓ THỂ

© Copyright by kienthucfood.com

''Người đứng sau Blog - Luôn đồng hành cùng Độc giả''

2 thoughts on “[MS] Tết Trung Thu – Món quà của sự đoàn viên

  1. Món quà dành cho các độc giả của Blog.
    Những thứ tưởng chừng như to lớn nhưng chỉ cần Chúng ta luôn hướng về thứ đơn giản gọi là ”GIA ĐÌNH”.

  2. Im pretty pleased to discover this great site. I need to to thank you for ones time due to this wonderful read!! I definitely liked every bit of it and i also have you book marked to see new things in your website.

Leave a Reply

Back To Top